Tổ chức web bằng cấu trúc silo là một công việc thách thức cho nhiều doanh nghiệp, những công ty với đa dạng sản phẩm kinh doanh, tham gia nhiều ngành khác nhau trong thị trường cũng như sở hữu hàng trăm blog thương hiệu.
Nếu thực hiện một cách không chuẩn xác và đúng đắn, công cụ tìm kiếm sẽ không thể hiểu được các web, dẫn đến việc SEO không tốt và trang được index thấp. Nhưng ở chiều ngược lại, làm tốt cấu trúc silo sẽ đem lại doanh nghiệp những kết quả không ngờ. Vậy silo là gì? cấu trúc silo nghĩa là gì và làm như thế nào web có cấu trúc silo xuất sắc.
Không chần chờ gì nữa, bắt đầu khám phá silo là gì thôi nào!!!
Mục lục
Silo là gì?
Theo nghĩa thông thường, silo là nơi lưu trữ các vật liệu như ngũ cốc, gạo, ngô, khoai sắn hay xi măng. Nhưng trong SEO, silo dùng để chỉ nơi dự trữ của một nhóm thông tin liên quan với nhau trên website như là sản phẩm hay chuyên mục tin tức, silo là nền tảng giúp cho các bài viết chuẩn SEO của bạn được sắp xếp một cách có trật tự.

Chính vì thế ta có khái niệm cấu trúc silo như sau:
Cấu trúc silo là cấu trúc web tập hợp các nhóm trang cùng nói về một chủ đề, việc ứng dụng cấu trúc silo cho web chuẩn SEO giúp các bài viết được phân cấp rõ ràng hơn, từ đó tạo nên sự chuyên sâu và chi tiết cho từng ngách nội dung.
Hiện nay, khi nhắc đến cấu trúc website dân SEO sẽ nghĩ đến hai loại: cấu trúc silo và cấu trúc phẳng, nhưng cấu trúc silo được người trong ngành ưa thích và sử dụng nhiều nhất vì những lợi ích không tưởng cho sức mạnh web.
2 cấu trúc silo phổ biến
Xét phương diện tổng thể, chúng ta có 2 cách để tổ chức các trang lại với nhau: nhóm theo danh mục (silo vật lý) và theo liên kết nội bộ (silo ảo).
- Silo vật lý
Silo vật lý là cách gom trang dễ nhận thấy bằng mắt trên web, chỉ cần điều hướng danh mục và địa chỉ URL là có thể tạo nên cấu trúc silo vật lý.

- Silo ảo
Silo ảo là cấu trúc silo được thiết lập bằng liên kết nội bộ để nhắc đến các bài viết cùng chủ đề, để dùng cấu trúc này bạn cần sắp xếp topic cluster hoặc content pillar.
3 ích lợi khi xây dựng cấu trúc silo
Như đã đề cập ở trên, người làm tiếp thị và dân làm SEO chọn cấu trúc silo vì những ưu điểm của nó cho website và thương hiệu, vậy đó là gì? Cùng khám phá nhé.
- Cấu trúc silo giúp Google tìm ra page của bạn
Các link nội bộ là một trong những cách để Google tìm ra trang của website, vì thế xây dựng cấu trúc silo là cách tốt nhất để 100% bảo đảm rằng page của bạn được nội bộ hóa với nhau.
Có thể thấy rằng làm link silo là một phương pháp đồng bộ hóa một cấu trúc có tính logic giữa các đường link.
- Đẩy mạnh thứ hạng ranking
Có hai lý do chính mà cấu trúc silo giúp tăng thứ hạng của web
Pagerank tốt
Pagerank (PR) là một công thức của Google đánh giá chất lượng page dựa trên số lượng và chất lượng đường link trong page. Backlink chính là nơi PR đánh giá trang và link nội bộ bằn việc xem xét PR.
Một khi các link trong cấu trúc silo được liên kết lại với nhau, đó chính là lúc silo cải thiện PR và ngược lại.
Tạo nhiều ngữ cảnh xung quanh link nội bộ
Silo là một nhóm các content có liên quan với nhau, đồng nghĩa với việc các liên kết nội bộ trên trang phải có sự tương quan về mặt ngữ nghĩa và tình huống ngữ cảnh, nó tương tự với việc bạn đi backlink ở các cụm nội dung phải liên quan đến bài viết đó. Nói cách khác, silo tạo nên một mạng lưới link nội bộ từ các trang và chủ đề tương tự trên website.
- Mang đến cho người dùng trải nghiệm “ghi đậm dấu ấn”
Hệ thống link nội bộ không chỉ góp phần vào sức mạnh SEO, nhưng chúng giúp độc giả tự kiểm soát lượng content và đọc nội dung một cách có trật tự.
Chính vì lẽ đó, sở hữu cấu trúc silo phần nào cải thiện hành trình sử dụng web của khách hàng một cách hiệu quả từ các topic đưa liên kết hoàn chỉnh và có nghĩa.
6 bước xây dựng cấu trúc silo
Thiết lập cấu trúc silo không khó nhưng triển khai cấu trúc silo như thế nào để web chuẩn SEO là một câu chuyện khác. Sau đây là 6 bước xây dựng cấu trúc silo từ A -> Z cho web chuẩn chỉnh SEO.
Xác định chủ đề chính của web
Không chỉ là nhiệm vụ trong việc xây dựng cấu trúc silo, mà đây là công việc cốt lõi cho mọi hành động của chiến lược marketing. Bạn đang nhắm đến đối tượng nào và chủ đề để hấp dẫn người đọc đến web là gì?
Khi vào web thì độc giả sẽ có ấn tượng đầu tiên như thế nào đối với thương hiệu của bạn? Với tư là một marketer và chủ web, bạn nên đảm bảo web và các hoạt động trong web đang đi đúng hướng theo chủ đề chính.
Nghiên cứu và lựa chọn chủ đề con để bổ trợ cho chủ đề chính
Bên trong một biệt phủ luôn bao gồm những căn phòng nhỏ, tương tự như web, một chủ đề rộng phải có các cụm chủ đề con để đào sâu và đi vào chi tiết mọi ngóc ngách, chẳng hạn xây dựng bộ keywrod liên quan đến chủ đề mẹ.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, Keyword planner, keywordtool.io,… để hỗ trợ cho công việc này của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một vài câu hỏi sau đây để bắt đầu bắt tay vào làm:
Nội dung của chủ đề lớn đó sẽ đi sâu hơn vào ngách nào?
Bạn muốn độc giả đến trang mình sẽ đọc được gì và họ sẽ làm gì tiếp theo?
Khi đọc xong, độc giả sẽ học được gì?
Bạn tổ chức CTA như thế nào trên trang để độc giả hành động ngay lập tức?
…
Lập kế hoạch xây dựng cấu trúc silo cho web
Bước tiếp theo là xác định chủ đề con và từ khóa chính cho mỗi bài viết, và rồi là kế hoạch chi tiết mô hình cấu trúc silo bạn mong muốn.
Vì là một biểu đồ liên kết nên bản kế hoạch cần được làm đầy đủ và bạn sẽ phải hình dung được bạn cần gì hoặc thiếu gì cho web để mang đến một trải nghiệm trang web cho người dùng một ngày tốt hơn.
Xây dựng cấu trúc silo vật lý
Sau khi đã có mô hình sơ bộ, thì tiếp theo bạn phải lên danh sách các danh mục và đường link URL, và với nền tảng wordpress bạn có thể làm như sau:
- Xây dựng trang category và subcategory
- Chỉnh sửa cấu trúc permalink
- Xây dựng nội dung web và danh mục
Xây dựng cấu trúc silo ảo
Nếu silo vật lý là là cơ thể thì cấu trúc silo ảo với những đường link là mạch máu của chính cơ thế ấy, nhiệm vụ của bạn là liên kết link các bài viết có chung category và đồng bộ về ngữ cảnh khi liên kết link trên trang.
Đồng bộ content
Content là yếu tố cốt lỗi cho một web, vì thế các nội dung hiển thị phải phù hợp với các danh mục và danh mục phụ bởi Google luôn ưu tiến xếp hạng các entity ở cùng lĩnh vực và có sự chuyên sâu trong nội dung bài viết.
Bên cạnh đó, bổ sung nội dung với hình ảnh và video để nâng cấp trải nghiệm người đọc và luôn đảm bảo độc giả sẽ tìm kiếm dễ dàng với những thông tin hiển thị trên website.
Lưu ý khi xây dựng cấu trúc silo
Có một lưu ý nhỏ khi bạn xây dựng cấu trúc silo đó chính là hạn chế các link cụt, ngoài các liên kết nội bộ của trang thì các link phải là một vòng tròn khép kín và support lẫn nhau.
Với mỗi bài viết trên trang, bạn nên thêm từ 2-3 liên kết, trong đó liên kết chính cho việc SEO và các liên kết phụ khác, điều đó sẽ giúp web giữ chân người đọc và bot tìm kiếm cũng dễ dàng index.
Tổng kết
Cấu trúc SEO silo là một phương pháp tốt nhất để sắp xếp và tổ chức content website của bạn. Mặc dù xây dựng cấu trúc silo không hề đơn giản, nhưng khi sở hữu được cấu trúc silo chất lượng, nó giúp bot của các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu web, index và xếp hạng on top một cách đảm bảo nhất.
Tóm lại là, để có một web chuẩn SEO và có content chuẩn SEO, bạn nên đầu tư tâm huyết và hiểu rõ chi tiết nhất về silo là gì, và cách xây dựng silo để đưa web được nhiều người biết đến trên thanh công cụ tìm kiếm.

Một người cục xúc, chỉ biết ôm máy tính và làm SEO… đó là ai khác chứ không phải mình. Mình là Leo Minh, một nông dân SEO trái ngành, học kế toán xong lại về làm SEO. Hãy tin bạn cũng có thể như mình, cố gắng phấn đấu trong nghiệp SEO nhé.