Với lượng người dùng smartphone ngày càng tăng, số lượng website được phủ rộng và việc đáp ứng trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động là điều rất quan trọng khi xây dựng một website. Có vô vàng cách để tăng tốc độ tải trang trên các thiết bị di động và cái tên là cách được nhắc đến rất thường xuyên. Vậy trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu AMP là gì, chức năng như thế nào và hoạt động ra sao nhé.
Mục lục
AMP nghĩa là gì ?
AMP là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu Accelerated Mobile Pages tạm dịch là trang di động tăng tốc. Đây là dự án mã nguồn mở được phát triển giữa sự hợp tác của Google và Twitter nhằm mục đích cải thiện tốc độ tải trang trên các thiết bị di động. Nghĩa là khi cấu trúc website của bạn thỏa mãn điều kiện AMP thì sẽ giúp tăng tốc độ tải trang website của bạn kể cả khi mạng chậm trên các thiết bị di động. Điều này sẽ giúp cho người dùng xem nhanh hơn, giảm bớt đi tỷ lệ thoát trang và tăng trải nghiệm của người dùng.
AMP có các kỹ thuật cơ bản nào ?
- Kỹ thuật Lazy loading image: nói nôm na cho các bạn dễ hình dung, đây là kỹ thuật liên quan đến sự trì hoãn hình ảnh, tức là trang web sẽ ưu tiên tải các text trước và phần hình ảnh, video sau, cho đến khi người thực sự cần xem ảnh, video thì trang web sẽ có xu hướng dừng lại.
- Kỹ thuật tải javascript bất đồng bộ async: đây là kỹ thuật liên quan đến việc website sẽ thực hiện chạy code và upload các dữ liệu một cách tách biệt. Nghĩa là kỹ thuật này thực hiện việc vẫn tiếp tục xử lý dữ liệu ở phía dưới mặc dù phần dữ liệu phía trên vẫn còn đang xử lý dang dở, giúp người dùng không phải chờ lâu.
- Kỹ thuật CDC để Javascript nhanh chóng: CDC – Content Delivery Network, tạm dịch là “mạng phân phối nội dung”. Có thể hiểu như thế này, CDC là một hệ thống mạng lưới máy chủ được đặt phủ khắp mọi nơi trên thế giới, có nhiệm vụ lưu và sao chép các cấu trúc tĩnh của website sau đó phân tán ra nhiều máy chủ con khác được gọi là POP (Point of presence) và các bản sao lưu từ POP sẽ gửi đến cho người dùng khi họ truy cập website
Cấu trúc AMP có bao nhiêu loại ?
Hiện tại thì cấu trúc AMP có 3 loại:
- HTML: đây là tập hợp con của HTML, có Properties (thuộc tính) và các Tags tùy chỉnh nhưng số lượng cũng rất hạn chế. Việc thao tác sẽ cực kỳ đơn giản nếu như bạn đã sử dụng quen với HTML cơ bản.
- JS: là khung phần mềm JavaScript dành cho trang thiết bị di động, có nhiệm vụ quản lý Resourse Handling và không thể đồng bộ Loading
- CDN (Content Delivery Network): tạo một số tối ưu hóa hiệu suất cho các trang đã được kích hoạt AMP và đánh dấu dấu Cache
AMP Plugin là gì và hoạt động như thế nào ?
Đây là phần mềm để ứng dụng AMP cho website. Nguyên lý hoạt động của rất đơn giản, AMP Plugin hỗ trợ website được tối ưu HTML, hạn chế và loại bỏ đi các HTML Code Tag Manager (nguyên nhân làm chậm tốc độ tải trang). Nếu như trang thiết bị di động có Javascript thì các script không được hiển thị trong plugin này.
Các lưu ý khi sử dụng AMP Plugin
Có thể ảnh hưởng đến thiết kế website
Rất khó hoặc thậm chí không thể sao chép thiết kế phức tạp nếu tạo trang theo thông số AMP, cho nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ có nên chỉnh sửa thiết kế lại trang gốc hay không nhé.
Rắc rối khi đọc các thông số kỹ thuật
Hãy hiểu rõ đặc điểm kỹ thuật của AMP Plugin trước khi tạo trang tương thích với AMP. Mặc dù về mặc kỹ thuật không có gì khó khăn nhiều nhưng về mặt thao tác thì có vẻ sẽ rất mất thời gian.
Sẽ khó khăn phân tích lượng truy cập
Cho dù AMP có tương hợp với bất cứ trang nào thì luôn có các URL khác nhau. Vì vậy việc phân tích sẽ trở nên khó khăn hơn khi phân tích quyền truy cập bằng Google Analytics. Cho dù nội dung có giống nhau, bạn phải suy nghĩ về cách tổng hợp dữ liệu của từng trang bình thường với các trang AMP điều này sẽ làm cho bạn mất khá nhiều thời gian hơn
Ngoài ra, còn có một số lưu ý khác khi sử AMP Plugin:
- Sử dụng CSS phiên bản Streamlined để được AMP hỗ trợ tốt nhất.
- Chỉ dùng thư viện JavaScript mà AMP cung cấp cho bạn, những trường hợp khác rất có thể xảy ra tình trạng Lazy loading.
- Có thể sử dụng Extension AMP Approved để sử tốt việc trình chiếu video trên trang.
- Validate nên được sử dụng đúng cách để AMP hoạt động mà không phát sinh lỗi.
- Để tránh tình trạng hình bị biến dạng, bạn hãy linh động trong việc điều chỉnh chiều rộng và chiều cao.
- Không thể sử dụng Forms trong các trang AMP Plugin.
Các lợi ích mà AMP mang lại
- Thu hút khách hàng: nhờ có AMP mà trang web của bạn được cải thiện về tốc độ tải trang rất nhiều làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Với thời gian tải trang trung bình các trang có cài đặt AMP là dưới một giây, điều này có thể nói là khi người dùng truy cập vào trang web thì thông tin của sẽ được đáp ứng cho người dùng ngay lập tức. Chính vì điều này, người dùng họ sẽ tương tác trang nhiều hơn, tạo cho họ cảm giác thoải mái và thích thú lựa chọn các sản phẩm có mặt trên website.
- Tăng cường, thúc đẩy hiệu quả SEO: thông thường thì Google sẽ sử dụng chung tiêu chuẩn cho tất cả các trang. Thế cho nên, dù bất cứ công nghệ nào thì một trong những tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một website chính là tốc độ tải trang. Tốc độ tải trang càng nhanh thì Google sẽ đánh giá trang đó và xếp hạng của trang đấy càng tăng cao.
- Giảm độ phức tạp và duy trì sự linh hoạt: bạn không cần có bất cứ kiến thức chuyên sâu hay kỹ năng đặc biệt để tối ưu code cho mỗi trang có gắn AMP, mọi định dạng của AMP rất dễ dàng sử dụng và di chuyển cho bất cứ người dùng nào truy cập bằng thiết bị di động.
Tổng kết
Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu được định nghĩa của AMP, nắm bắt được một số thuật ngữ cơ bản, cách hoạt động của AMP. Suy cho cùng, đặc điểm nổi bật của AMP đó chính là làm giảm được độ trễ của trang hay có thể nói cách khác là làm tăng tốc độ tải trang website trên thiết bị di động nhằm làm tăng sự thích thú khách hàng khi vào trang của bạn. Hãy áp dụng những kiến thức trên để có cho mình một trang website ngon lành nhé. Chúc các bạn thành công!

Một người cục xúc, chỉ biết ôm máy tính và làm SEO… đó là ai khác chứ không phải mình. Mình là Leo Minh, một nông dân SEO trái ngành, học kế toán xong lại về làm SEO. Hãy tin bạn cũng có thể như mình, cố gắng phấn đấu trong nghiệp SEO nhé.